Phun môi hiện nay được xem là phương pháp làm đẹp được đa số các chị em ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cũng như sự tiện lợi mà giải pháp này mang lại. Trong số đó có một số chị em đang băn khoăn về việc đang niềng răng liệu có phun môi được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Phun môi là gì?
Phun môi là kỹ thuật làm đẹp sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với cấu tạo đầu kim siêu nhỏ nhằm đưa mực phun vào dưới bề mặt da. Phương pháp này giúp môi trở nên hồng hào, tự nhiên vừa giúp hỗ trợ làm đẹp môi, vừa giúp cải thiện tình trạng thâm môi, môi nhợt nhạt kém sắc.
Do sắc tố môi của mỗi người là khác nhau nên màu phun môi của mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Sau khi thực hiện quá trình phun môi, bạn sẽ sở hữu cho mình một đôi môi sắc nét, màu sắc tự nhiên với đường nét cân đối. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi bật mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm đó là quá trình thực hiện nhanh chóng, giữ được màu sắc lâu hơn và không bị phai màu trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Đang niềng răng có phun môi được không?
Một số thông tin cung cấp dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên như sau:
Niềng răng (hay còn gọi là chỉnh nha), là phương pháp kỹ thuật sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, dây thun, khay niềng, tác động lực lên răng nhằm đưa chúng về vị trí chuẩn khớp cắn.
Trong khi đó phun môi là kỹ thuật sử dụng công nghệ hiện đại với đầu kim siêu nhỏ, tác động lên môi nhằm đưa mực vào lớp thượng bì trên da.
Như vậy có thể thấy phun môi chỉ tác động lên môi, không tác động lên đến răng, hàm hay bất kỳ bộ phận nào trong khoang miệng vì vậy niềng vẫn có thể phun môi được. Do đó, nếu bạn đang niềng răng và muốn phun môi thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.
Tuy nhiên, khi niềng răng và phun môi sẽ làm khô môi, do vậy bạn nên chú ý thoa kem dưỡng đầy đủ và lưu ý những điều sau:
Chế độ ăn uống
Cũng giống như niềng răng, khi phun môi bạn cũng cần chú ý một số thực phẩm sau:
- Kiêng các thực phẩm như rau muống, thịt bò, các loại hải sản như tôm, cua… để màu môi được lên chuẩn và đẹp nhất.
- Nên ăn đồ ăn dạng lỏng: Trong thời gian đầu sau khi phun môi từ 3 – 5 ngày đầu, bạn nên ăn những đồ ăn dạng lỏng để hạn chế việc thức ăn bị kẹt lại ở mắc cài, dây cung và kẽ răng.
- Sau khi môi đã lành, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ cho cơ thể.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng
Trong vòng 3 – 5 ngày đầu tiên sau khi phun môi, bạn nên tối giản việc vệ sinh răng miệng. Bởi lúc này môi của bạn sau khi phun có thể bị sưng, căng, nóng rát và khó chịu dẫn đến việc vệ sinh gặp khó khăn hơn bình thường. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước muối súc miệng để loại bỏ đi các thức ăn thừa còn đọng lại.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý vệ sinh thật nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng tới vùng môi được phun nhưng vẫn đảm bảo làm sạch khoang miệng nhé.
Một số trường hợp chăm sóc, giữ gìn môi chưa đúng cách có khả năng dẫn đến bội nhiễm sau phun môi và đau nhức răng. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi mà nha khoa thường gặp. Những câu trả lời và thông tin dưới đây có thể là điều mà bạn đang băn khoăn và tìm kiếm. Cùng theo dõi tiếp nhé!
Niềng răng hay bị khô môi nên làm gì?
Trong quá trình chỉnh nha thường hay gặp tình trạng khó khép môi. Bởi khi mang mắc cài, do độ nhô của mắc cài so với bề mặt răng khiến môi cũng bị đẩy ra theo. Tình trạng môi bị nhô ra và khó khép kín sẽ dẫn đến việc môi bị khô nứt nẻ.
Với trường hợp này, các biện pháp xử lý bao gồm:
- Tập động tác vén môi che mắc cài
- Uống đủ 2 – 3 lít nước một ngày.
- Tránh các thói quen xấu như cắn môi, bặm môi, thở bằng miệng…
- Dùng son dưỡng ẩm hoặc vaseline để làm mềm môi.
Đọc thêm: Niềng răng có gây đau đầu không?
Niềng răng có hôn bình thường được không?
Trong quá trình niềng răng, bạn phải gắn lên răng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, dây thun, khay niềng…Việc lầm tưởng rằng khi hôn nhau sẽ làm xô lệch các khí cụ niềng răng làm răng di chuyển không đúng như mong muốn là suy nghĩ sai.
Thực tế, khi niềng răng bạn hoàn toàn có thể hôn như bình thường. Việc niềng răng sẽ không khiến bạn tạm dừng đi việc thể hiện tình cảm bằng những nụ hôn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm thể hiện tình cảm của mình nhé!
Câu hỏi: Niềng răng nên hôn như thế nào? Giải đáp chi tiết
Niềng răng có hiến máu được không?
Với câu hỏi này, câu trả lời là: Trong khi niềng, bạn hoàn toàn có thể hiến máu được. Chỉ cần bạn đáp ứng đủ những tiêu chí sau:
- Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào.
- Nam tuổi từ 18 – 60, nữ tuổi từ 18 – 55.
- Cân nặng từ 45kg trở lên. Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút.
- Huyết áp tối đa 100 – 140 mHg, tối thiểu 60 – 90 mHg.
Trước ngày đi hiến máu, bạn không nên thức khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ và không uống sữa trước khi hiến máu nhé!
Trên đây là những thông tin về phun môi và những lưu ý cho các chị em khi niềng răng mà vẫn muốn phun môi. Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới niềng răng, đừng chần chừ liên hệ với Nha Khoa Thúy Đức để được hỗ trợ ngay nhé!
Câu hỏi: Niềng răng có đi bộ đội được không?